Header Ads

Banner

Phòng bệnh cho cây hồng khi trời mưa kéo dài nhiều ngày liên tục

Cả tuần lễ nay, gần như ngày nào trời cũng đổ mưa, nhất là vào những buổi chiều, từ 14h về đến tối là mưa liên tục. Với thời tiết như thế này, cây hoa hồng rất dễ nhiễm bệnh đốm lá. Việc tôi thường làm vào thời điểm này là quan sát vườn hồng hằng ngày, để xem tình hình nấm bệnh và kịp thời xử lý.

Thường xuyên quan sát vườn hồng vào những thời điểm trời mưa liên tục
Thường xuyên quan sát vườn hồng vào những thời điểm trời mưa liên tục


Mưa có lợi hay có hại cho cây hoa hồng?

+ Mưa có lợi cho cây hoa hồng khi:

Mưa có lợi cho cây hoa hồng vườn hồng được phun thuốc phòng trừ nấm bệnh đàng hoàng trước đó 1 ngày và có hệ thống thoát nước tốt. Thì những đợt mưa này là “phân bón tốt nhất” cho cây hoa hồng.
Nếu trước đó, cây hồng vừa được cắt tỉa thì sau mưa, tôi thấy chúng ra tược non rất nhiều, tược đỏ thắm mập mạp. Còn đối với những cây hồng trưởng thì cành lá trở nên xanh bóng, thân vươn cao hơn…
phong-ngua-nam-benh-cho-cay-hoa-hong-trong-ngay-mua-1-vuonhongvanloan-com phong-ngua-nam-benh-cho-cay-hoa-hong-trong-ngay-mua-2-vuonhongvanloan-com

+ Mưa (có thể) có hại cho cây hoa hồng khi:

  • Cái hại đầu tiên mang đến cho vườn hồng khi gặp trời mưa đó là làm bầm dập hoặc thối nhũn các bông hoa hồng.
  • Vườn hồng chưa được dọn dẹp vệ sinh loại bỏ hết lá bệnh, trước mưa vườn hồng chưa được phun phòng ngừa nấm bệnhhệ thống thoát nước của vườn không tốt (nếu trồng đất nước đọng nhiều dưới gốc, hoặc nước đọng bên dưới đáy chậu hồng) làm ảnh hưởng nhiều đến bộ rễ cây hồng.
phong-ngua-nam-benh-cho-cay-hoa-hong-trong-ngay-mua-3

Việc cần làm cho cây hồng khi gặp những đợt mưa liên tục:

cham-soc-cay-hoa-hong-troi-mua-1 cham-soc-cay-hoa-hong-troi-mua-2
+ Vệ sinh vườn hồng, loại bỏ hết các lá vàng, bệnh…
+ Tôi kiểm tra hệ thống thoát nước, khai thông nơi bị ngập nước.
+ Hồng trồng chậu tôi kê lên, không để đáy chậu hồng đọng nước.
+ “Canh” thời gian phun thuốc phòng nấm bệnh:
– Nếu sau 3-4 ngày mưa liên tiếp, có được 1 buổi chiều từ 4-5h mà trời ngưng mưa là tôi tiến hành xịt thuốc rồi đến sáng hôm sau tôi tưới nhẹ trên thân lá để xả bỏ lớp thuốc còn đọng lại trên lá (nếu đến 7-8 tối mà trời lại mưa thì thuốc cũng đã thấm 1 phần vào cây, sáng hôm sau không cần tưới xả).
Vì sao tôi lại xả thuốc vì lượng thuốc đọng trên lá, đến trưa trời nắng nguy cơ làm lá hồng bị cháy, quăng queo.
– Còn chiều đấy không tưới được thì tối đó tôi pha sẵn thuốc để trong bình xịt, sáng sớm hôm sau (5h) tôi tiến hành xịt, nếu đến 8-9h trời lại mưa thì cũng đủ thời gian cho cây hồng hấp thụ rồi, còn nếu sáng đó trời không mưa thì đến 10h sáng tôi tiến hành tưới xả thuốc.
 phong-ngua-nam-benh-cho-cay-hoa-hong-trong-ngay-mua-5
Trên đây là cách tôi chăm sóc cây hồng trong những ngày thời tiết mưa liên tục như những ngày hôm nay! P/S: Mưa là điều kiện thích hợp cho ốc sên sinh sôi nảy nở, chúng ít khi leo lên cây hồng ăn đọt non vì gai hồng đã cản trở chúng, nhưng còn các tược non mới mọc ngay gốc thì ốc sên cực kì thích. Do đó, cũng cần diệt trừ ốc sên trong mùa mưa cho vườn hồng.
oc-sen-gay-hai-cho-hoa-hong-1 cham-soc-cay-hoa-hong-troi-mua-3

Không có nhận xét nào